CÂU CHUYỆN KOJIN

CÂU CHUYỆN KOJIN

  Vào những năm 2011 chương trình “Con đã lớn khôn” dựa theo chương trình truyền hình Hajimete no Otukai của Nhật kể về những câu chuyện hết sức thú vị của các bé từ 2- 5 tuổi đã khiến cho bao phụ huynh Việt phải trầm trồ “Ôi sao họ dậy con khéo thế”, với một người trẻ mới bước ra đời vào thời điểm đó tôi chưa hiểu được “dậy con khéo” là thế nào. Mãi đến 4 năm sau khi có cơ hội được học tập và làm việc cũng như chu du khắp từ Bắc xuống Nam theo chiều dài nước Nhật tôi mới nhận ra một điều, trẻ em Nhật đều tự lập từ rất sớm, ngoan ngoãn, lễ phép, được làm những gì chúng yêu thích và tìm ra đam mê của bản thân ngay từ khi còn rất nhỏ.

 

  Để làm được như vậy, thế hệ trẻ em Nhật đã được phụ huynh áp dụng những phương pháp dạy dỗ, chú trọng uốn nắn, rèn luyện con mình từ khi mới lọt lòng. Vì người Nhật đều hiểu rằng giáo dục sớm vào thời điểm vàng để giúp trẻ phát huy hết những khả năng tiềm ẩn mà mỗi đứa trẻ được sinh ra vốn dĩ đã có, đây chính là thời kỳ lý tưởng nhất, quan trọng nhất để nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ cả về tâm hồn lẫn trí tuệ, nền tảng đó chính là tình yêu thương và sự kiên nhẫn của cha mẹ. Và đây cũng chính là quan niệm của cha đẻ tập đoàn Sony ông Ibuka Masaru “Nhân cách và tính cách của trẻ tùy thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ từ khi trẻ còn nhỏ”

 

 

  Không chỉ riêng “Cha mẹ” mà giáo viên, trường học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục trẻ, đó là sự kết hợp không thể thiếu giữa gia đình và nhà trường.

Tuy nhiên, ngày nay cha mẹ bận với cơm áo gạo tiền hầu như tin tưởng giao phó việc giáo dục cho nhà trường, trong khi nhà trường cứ nhồi nhét kiến thức vào đầu trẻ để trẻ trở thành học sinh giỏi cấp trường, Quận,… nhưng khi gặp một tình huống ngoài xã hội trẻ lại thiếu kiến thức, kỹ năng không biết mình cần làm gì khi gặp những vấn đề khi ra khỏi trường học. Và hiện nay khi công nghệ lên ngôi trẻ lại ít có cơ hội tâm sự, trao đổi với Cha Mẹ và như thế càng lớn trẻ càng xa cách làm cho mối liên kết trong gia đình bị đứt gãy, nhưng có khi nào cha mẹ, thầy cô chịu lắng nghe và tôn trọng những sở thích thực sự của trẻ hay chỉ biết áp đặt khiến trẻ mất niềm tin vào cảm xúc của chính mình, khiến trẻ phụ thuộc vào cảm xúc an toàn hơn và hành xử theo cách người khác yêu cầu. Và ngay lúc này đây Trẻ cần lắm một môi trường có thể giúp con hiểu được vấn đề của chính bản thân, Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng: MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG HƠN TƯ DUY, hãy cho trẻ được học trong môi trường mà trẻ học được cách dựa vào nội lực của mình và tin tưởng vào cảm xúc của chính mình để khi đối mặt với những cảm xúc tiêu cực trẻ sẽ tự tìm ra giải pháp và tự giải quyết vấn đề của mình, chỉ khi đấy trẻ sẽ phát triển sự tự tin, tự chủ và độc lập.

 

 

  KOJIN (KO trong KOKORO 心 nghĩa là tâm/trái tim , JIN 人nghĩa là nhân/con người;

  KOJIN 個人nghĩa là “cá nhân”)là trường học theo dạng “micro school” (trường tinh gọn, nhỏ mà chất) đang là xu hướng của các nước Châu Âu, một ngôi trường qui mô vừa đủ để có những lớp học tràn ngập sự ấm áp, thấu hiểu và luôn tôn trọng sự sáng tạo, sự khác biệt của từng cá thể trong lớp. Với sứ mệnh đồng hành cùng phụ huynh để tạo ra những mầm non biết sáng tạo, biết yêu thương, chia sẻ để có thể phát triển thành cây tốt và nở ra những bông hoa đẹp trong tương lai.

 

  Trong một môi trường được tôn trọng và yêu thương, những mầm non KOJIN sẽ có được một nền móng vững chắc:

  *Biết chia sẽ, biết yêu thương và tôn trọng mọi người

  *Thỏa sức sáng tạo cho những ý tưởng tự do tung bay trên bầu trời riêng

  *Làm chủ bản thân